Search This Blog

Showing posts with label XÃ HỘI. Show all posts
Showing posts with label XÃ HỘI. Show all posts

Thursday, June 11, 2020

HỎA HOẠN TỐI 10/6 HÓA CHẤT ĐỨC GIANG THIỆT HẠI 5 TỶ ĐỒNG



CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HNX: DGC) vừa có công bố thông tin về vụ hoả hoạn cháy nổ tại xưởng sản xuất hoá chất tinh khết của nhà máy Hoá chất Đức Giang – Hưng Yên.


Cụ thể, vào hồi 18h40 ngày 10/6/2020, tại Nhà máy Hóa chất Đức Giang - Hưng Yên đã xảy ra 1 vụ hỏa hoạn cháy nổ tại Xưởng Hóa chất Tinh khiết của Nhà máy.



Vụ hoả hoạn không gây thiệt hại về người, tuy nhiên thiệt hại về nhà xưởng, máy móc thiết bị, hang hóa khoảng 5 tỷ đồng. 
 
Công ty đang làm việc với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, công ty Bảo hiểm để làm rõ nguyên nhân và xác định giá trị thiệt hại. 

DGC cũng cho biết, các hoạt động khác tại Hưng Yên và hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lào Cai, Hải Phòng… vẫn được thực hiện bình thường.

Phản ứng trước thông tin này, trên thị trường chứng khoán, trong phiên sáng ngày 11/6, cổ phiếu DGC quay đầu giảm 3,25% xuống dao dịch quanh vùng 38.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên nhìn xa hơn, tính trong vòng 1 quý vừa qua thì cổ phiếu này có mức tăng khá ấn tượng với hơn 67%, khối lượng giao dịch bình quân hơn 227.000 đơn vị mỗi phiên.

Kế hoạch triển khai loạt dự án 
Được biết, năm 2020, DGC đặt kế hoạch doanh thu 6.085 tỷ đồng, tăng 20%; còn lợi nhuận sau thuế đạt 600 tỷ đồng, tăng gần 5% so với thực hiện năm 2019.

Trong cơ cấu doanh thu, xuất khẩu phospho vàng chiếm tỷ trọng lớn đạt 2.880 tỷ đồng, tăng gần 35% so với sản lượng xuất khẩu trong năm trước.

Tập đoàn Hóa chất Đức Giang cho biết các dự án triển khai năm nay gồm Dự án "Tổ hợp hóa chất Đức Giang – Nghi Sơn" với tổng đầu tư giai đoạn 1 là 2.000 tỷ đồng (dự án có thể bán hàng vào cuối năm 2021). Doanh thu, lợi nhuận dự kiến khoảng 1.533 tỷ và 192 tỷ đồng. 

Giai đoạn 2 từ 2022-2024, Tổ hợp sản xuất Xút – Nhựa PVC với vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Giai đoạn 3 từ 2025-2026, Nhà máy Soda (Sodium carbonate) với tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng.

Ngoài dự án trên, Công ty sẽ thực hiện "Dự án khai thác quặng Apatit - khai trường 25" với tổng mức đầu tư 210 tỷ đồng, thời gian dự kiến kéo dài 5 năm và 1 năm cải tạo môi trường. Doanh thu, lợi nhuận dự kiến đạt 900 tỷ và 300 tỷ đồng.

Sunday, May 31, 2020

BẢO HIỂM XE MÁY - DỄ MUA KHÓ ĐÒI BỒI THƯỜNG


Theo con số từ Bộ Tài chính, trong 10 năm qua, chi phí để tuyền truyền cho người dân hiểu về bảo hiểm này là 21,6 tỉ đồng. Một số tiền cũng không hề nhỏ…nhưng từ thực tế thì người dân vẫn còn khá mơ hồ về thứ mà họ đã bị bắt buộc mua 10 năm nay khi điều khiến xe máy. Cũng vì thế mà chẳng mấy ai khi gặp tai nạn nghĩ đến ý nghĩa và giá trị của của chiếc bảo hiểm xe máy. Tuy nhiên, chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Việc đi đòi bồi thường bảo hiểm xe máy gian nan ngay từ bước đầu.
Nguồn VTC14





Monday, May 18, 2020

BẢO HIỂM XE MÁY DÙNG ĐỂ LÀM GÌ ?

 Thấy dư luận chỉ trích sự vô tác dụng của việc mua Bảo hiểm xe máy nên tôi tìm hiểu (Dù đã biết nhưng lần này tôi muốn có bằng chứng rõ hơn).
https://tin24hlite.blogspot.com/?m=1
                     https://tin24hlite.blogspot.com/?m=1
Giấy chứng nhận bảo hiểm trong hình có 2 phần liền nhau: Phần màu vàng là bắt buộc trị giá 68 ngàn cho xe trên 50cc và phần màu trắng là mua tự nguyện cho người ngồi sau trị giá 20 ngàn. Tổng cộng là 88 ngàn (Không phải 10 ngàn như các quảng cáo dọc xa lộ).

Tôi gọi số tổng đài của cty bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm:1900545475, xin được tư vấn về quyền lợi của giấy bảo hiểm này. 

Một giọng Bắc nữ nói rất nhanh và khó nghe nên tôi phải rất cố mới nghe được đại khái như sau :1/ Phần bắt buộc 68 ngàn có 2 quyền lợi người và xe. Về người được bồi thường cao nhất là 100 triệu (tử vong), về xe là 50 triệu / vụ.
2/ Phần tự nguyện 20 ngàn cho người ngồi sau xe. Mức bồi thường 10 triệu/ vụ.

Để được bồi thường, điều kiện tiên quyết là cty bảo hiểm xe căn cứ kết luận của công an để quyết định mức chi trả. Trong trường hợp cố tình gây tai nạn sẽ bị loại trừ ( tôi hỏi như thế nào thì bị xem là cố tình thì không được giải thích).

Tôi hỏi thêm một vài chi tiết cho rõ hơn nhưng bị từ chối với lời giải thích : Tổng đài CSKH không trả lời sâu vào các chi tiết mà chỉ giải thích những điểm cơ bản (Đúng là mất dạy thật ! Độc quyền sinh ra cửa quyền coi khách hàng như rác rưởi, bán sản phẩm mà không hướng dẫn sử dụng)

Tôi hỏi nếu khi xảy ra tai nạn thì làm sao? Trả lời : Anh gọi cho số CSKH này trình báo, sau đó sẽ có nhân viên kiểm định của khu vực tai nạn liên hệ lại hỗ trợ

Tôi quyết định thử về hiệu lực của bảo hiểm này:.
Khoảng 1 tiếng sau , tôi gọi lên số CSKH trình báo bị tai nạn . Nhân viên nghe máy vừa hỏi vừa nhập thông tin trả lời của tôi vào computer : Số giấy CNBH, Biển số xe , Tên chủ xe , mô tả sơ bộ về tai nạn , địa điểm xảy ra tai nạn , tình trạng xe hư hỏng, tình trạng bị thương , hiện xe đang ở đâu, Sdt liên hệ . Tôi cung cấp đầy đủ chi tiết sự việc. Tôi lấy thông tin từ chính Giấy bảo hiểm của tôi (Tất nhiên tôi bịa một vụ tai nạn khá khá nghiệm trọng )

Sau khi nhận đầy đủ thông tin do tôi cung cấp, cô nhân viên yêu cầu tôi chờ sẽ có nhân viên kiểm định khu vực xảy ra tai nạn gọi lại ngay.

Câu chuyện này lúc 8 giờ sáng, bây giờ là 16 giờ . Không hề có nhân viên khu vực nào gọi lại cho tôi cả !.

Tại sao Chính phủ lại buộc dân chúng ta trả tiền cho một Dịch vụ bảo hiểm chỉ mang tính hình thức rồi lại xua lực lượng công an ra đường chặn bắt phạt những người không chịu bỏ tiền mua một sản phẩm không mang lại ích lợi gì cho họ ?

Phải chăng có sự bắt tay giữa Doanh nghiệp bảo hiểm và Chính phủ để moi tiền dân ?

Saturday, May 16, 2020

Cơ hội cuối cùng của phi công người Anh: PHỤ THUỘC VÀO MỘT KỸ THUẬT CỰC KHÓ!


Bệnh nhân số 91 là phi công người Anh hiện đang rất nguy kịch, phổi đông đặc và cơ hội sống của bệnh nhân chỉ còn cách cuối cùng là ghép phổi. Tuy nhiên tiên lượng vẫn chưa thể đánh giá.

Cơ hội cuối cùng :

Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Tiểu ban điều trị bệnh Covid-19 tại Việt Nam cho biết hiện bệnh nhân 91 là bệnh nhân nặng nhất trong số 283 bệnh nhân nhiễm Covid-19. Bệnh nhân đã có 56 ngày nằm viện và 36 ngày chạy ECMO. Các bác sĩ tại Việt Nam đã cố gắng tối đa trong quá trình điều trị cho BN91.

PGS Khuê cho biết ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng với hy vọng giành lại sự sống cho bệnh nhân.


GS.TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn điều trị Covid-19 cho biết bệnh nhân số 91 đang trong tình trạng 2 phổi đông đặc. Do vậy, việc sử dụng máy thở không còn hiệu quả, bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO. Tuy nhiên, khi phổi không hoạt động thì nguy cơ phổi trở thành "ổ vi khuẩn".

Về việc ghép phổi, chuyên gia này cho rằng phổi của bệnh nhân này rất xấu, các cơ quan khác cũng tổn thương, khả năng ghép phổi và tỷ lệ thành công cũng không chắc chắn. Hiện nay, bệnh nhân số 91 đã âm tính, hội đồng chuyên môn đang xem xét khả năng chuyển tới Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị nội khoa tích cực và đánh giá khả năng ghép phổi.


Được biết hiện đã có 20 người tình nguyên đăng ký hiến phổi cứu phi công người Anh. Tuy nhiên, một bác sĩ chuyên khoa hồi sức cho rằng khả năng ghép phổi khó vì phổi của bệnh nhân này đông đặc như gan không còn mô xốp, phế nang.

Thông thường ghép phổi được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh lý về phổi như tắc nghẽn phổi mãn tính, xơ phổi, xơ nang phổi, ghép tim phổi do biến chứng bệnh tim và tăng áp động mạch phổi. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ định ghép phải được đảm bảo có nhóm máu và bộ tương hợp gen.

Các trường hợp không được chỉ định có kèm theo bệnh tim hoặc gan hoặc thận nặng, nghiện rượu hoặc ma túy, nhiễm trùng chưa được khống chế, ung thư. Các trường hợp bệnh nhân không bỏ được thuốc lá cũng không được ưu tiên ghép phổi.

Đối với bệnh nhân số 91, chuyên gia cấp cứu bệnh truyền nhiễm khác cũng nhận định ghép phổi là cơ hội cuối cùng của bệnh nhân 91. Tuy nhiên, cần có tạng để ghép ngay. Nhưng với bệnh nhân số 91 phải tìm được lá phổi tương thích. Hiện bệnh nhân là người Châu Âu, kích thước phổi sẽ lớn hơn người Việt nên tìm lá phổi tương thích các chỉ số, kích thước sẽ lâu hơn.

PGS Nguyễn Hữu Ước – giám đốc Trung tâm phẫu thuật lồng ngực, BV Việt Đức- Hà Nội chia sẻ, trong các phương pháp ghép tạng thì ghép phổi được coi là khó nhất. Cần phải chọn bệnh nhân, phải có chỉ định đúng, phải chuẩn bị đầy đủ cả về lực lượng, nhân lực, vật lực, có sở vật chất.

Phổi rất dễ gây nhiễm trùng. Khi mổ cho bệnh nhân phóng tích phổi cũng khó vì phổi đã tổn thương, dính nát, khả năng nhiễm trùng rất lớn.
Hầu như các bệnh nhân được chỉ định ghép phổi đã có các bệnh lý cũ thậm chí đã được phẫu thuật, chính những điều này làm cho ghép phổi càng khó hơn.

Bảo quản phổi để ghép cũng khó hơn tạng khác vì không phải cứ bơm máu vào tạng là xong. Phổi phải bơm máu ngược dòng, xuôi dòng, tĩnh mạch, động mạch kiểm soát áp lực để không tổn thương phổi.

Về kỹ thuật ghép phổi của Việt Nam không thua kém gì với các nước trên thế giới, tiên lượng ghép phổi của Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn chỉ đạt mức tốt, khá là 50 % và trong thời gian nó sẽ hư hỏng vì phổi là tạng dễ nhiễm khuẩn, thời gian hậu phẫu kéo dài.

Việt Nam làm chủ kỹ thuật nhưng đến nay 5 ca ghép phổi thì 3 người còn sống.

Các biến chứng của ghép phổi gồm chảy máu, nhiễm trùng, tắc các mạch máu đi đến phổi mới (một hay hai bên), tắc các đường thở, phù phổi nặng (dịch trong phổi), các cục máu đông.
Thải ghép là nguy cơ lớn nhất của ghép. Để cho tạng tiếp tục sống trong cơ thể mới, dùng các thuốc để đánh lừa hệ miễn dịch thôi tấn công vào tạng ghép. Tuy nhiên, các thuốc dùng để đề phòng và xử lý thải ghép có nhiều tác dụng phụ.

Wednesday, April 22, 2020

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội vẫn sẽ tạm dừng hoạt động các dịch vụ văn hoá, lễ hội, karaoke, massage, các trò chơi điện tử












Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, dù Hà Nội được xếp vào nhóm nguy cơ, nhưng công tác phòng dịch sẽ vẫn được bảo đảm, phản ứng, xét nghiệm nhanh, khoanh vùng dập dịch tốt
Chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, trong đó có việc xem xét danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ và đưa ra các quyết sách mới.
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong thời gian vừa qua thành phố có 2 báo cáo với Thủ tướng, trong đó, 1 báo cáo của Ban Thường vụ Thành ủy đề xuất cách ly xã hội đến ngày 30/4.
Đề xuất trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh diễn ra trên thế giới, Việt Nam và tại Hà Nội, trong đó, cùng có xuất phát ca bệnh có liên quan đến địa bàn Bắc Ninh và số công nhân liên quan đến công ty Samsung Bắc Ninh còn phức tạp.
Cùng với đó là việc phát hiện thêm trường hợp tại huyện Thường Tín không có triệu chứng. Nhưng đến nay thành phố đã xét nghiệm toàn bộ những người có liên quan, kết quả đều âm tính.
Các trường hợp F1 đến ngày 28/4 sẽ cho về nhà. Các đối tượng F2 cũng đang được quản lý chặt chẽ tại nhà, cộng đồng dân cư.
Căn cứ tình hình thực tế, ngày 21/4 Ban Chỉ đạo đã xin ý kiến Bí thư Thành uỷ và Thường trực Thành ủy, đến sáng 22/4, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP có công văn gửi báo cáo Thủ tướng và Ban Chỉ đạo Trung ương đề xuất Hà Nội vào xếp vào nhóm "có nguy cơ".
Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm việc phòng, chống bệnh tật trên địa bàn thành phố, nếu được Thủ tướng quyết định trong trường hợp này, Hà Nội vẫn sẽ tạm dừng hoạt động đối với tất cả các dịch vụ thể thao và các dịch vụ văn hoá, lễ hội, karaoke, massage, các trò chơi điện tử.
Hiện nay Thành phố đã cơ bản xác minh được những người liên quan đến ổ dịch Bạch Mai với gần 32.000 người, ổ dịch thôn Hạ Lôi, Mê Linh với khoảng 15.000 người, ngoài ra, các trường hợp khác cũng đã xác minh làm rõ.
Chủ tịch Hà Nội nêu rõ, nếu Ban Chỉ đạo Quốc gia xếp Hà Nội vào nhóm các tỉnh nguy cơ cao, thực hiện cách ly xã hội thêm 1 tuần nữa rất khó khăn cho các hoạt động liên quan đến các tỉnh thành khác; lao động không thể vào Hà Nội.
Hoặc nếu có nối lại đường bay Hà Nội – TP Hồ Chí Minh nhưng một đầu (TP Hồ Chí Minh) nhóm nguy cơ trong khi Hà Nội nhóm nguy cơ cao... sẽ khó cho công tác quản lý.
"Ngay cả khi Hà Nội được xếp vào nhóm nguy cơ, nhưng công tác phòng dịch của Hà Nội sẽ vẫn được bảo đảm, phản ứng, xét nghiệm nhanh, khoanh vùng dập dịch tốt không để lây lan ra cộng đồng...", ông Chung khẳng định.
Chủ tịch Hà Nội đánh giá vừa qua, đại bộ phận người dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng cũng như hướng dẫn của nhà chức trách.
Về công tác xét nghiệm, ông Chung cho biết TP đã đào tạo trực tiếp cho cán bộ ở các trạm y tế và 5 đội phản ứng nhanh. Hiện nay hoàn toàn có thể lấy 2.500-3.000 mẫu mỗi ngày. Khả năng xét nghiệm có thể từ 5.000-6.000 một ngày, gồm cả test nhanh và bằng máy.
Liên quan đến khả năng truy vết để khoanh vùng tìm ra F1, F2, ông Chung cho biết Hà Nội đã xây dựng hệ thống từ ban quản lý toà nhà đến tổ dân phố, trạm y tế xã, phường, thị trấn, có trường hợp cần xác minh thì các đơn vị tự liên hệ với nhau, không cần quận hay TP họp nên rất nhanh.
Về vấn đề thời gian học sinh đi học trở lại mà dư luận đang quan tâm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, TP đưa ra kịch bản dự kiến: các trường từ bậc THPT đến bậc Đại học đi học từ ngày 4/5, các trường THCS, tiểu học và mẫu giáo đi học sau đó 1 tuần từ ngày 11/5.

ĐƯỜNG NHUỆ, video được giấu kín.

        Đoạn clip của băng nhóm Đường Nhuệ lộng hành.

Học sinh Hà Nội sẽ đi học trở lại từ 4/5 và 11/5

Học sinh Hà Nội sẽ đi học trở lại từ 4/5 và 11/5



Hà Nội dự kiến cho học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng, đại học sẽ trở lại trường vào ngày 4/5. Học sinh mầm non, tiểu học, THCS đi học vào 11/5.
Phát biểu tại phiên họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều 22/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, TP đưa ra kế hoạch dự kiến, sau ngày 3/5, các trường từ bậc PTTH đến bậc đại học đi học từ ngày 4/5, các trường THCS, tiểu học và mẫu giáo đi học sau đó 1 tuần từ ngày 11/5.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại điểm cầu Hà Nội
Chủ tịch UBND TP cũng cho biết, trong thời gian qua, cơ bản người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đặc biệt là Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ cũng như hướng dẫn, chỉ đạo Trung ương và của Bộ Y tế.
Về khả năng truy tìm vết để khoanh vùng dập dịch, hiện nay thành phố đã xây dựng hệ thống từ ban quản lý tòa nhà cho đến tổ dân phố, đến tất cả các trạm y tế, mỗi xã, phường, thị trấn khi có trường hợp cần xác minh thì các đơn vị có thể tự trao đổi thông tin với nhau mà không cần phải họp tại quận hay tại thành phố nên khả năng truy tìm rất nhanh lên.
Đối với việc quản lý các trường hợp cách ly, đều được đưa lên khu cách ly tập trung, nếu có dấu hiệu khó thở, ho hoặc sốt, được chuyển cách ly tại bệnh viện, sau khi xét nghiệm âm tính mới đưa đến khu cách ly tập trung.
Thành phố cũng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về việc cách ly những trường hợp đi từ nước ngoài về trên địa bàn. Đối với trường hợp đã khỏi bệnh, Thành phố vẫn yêu cầu cách ly tại nhà ngày theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, nhưng cam kết tự nguyện tiếp tục cách ly đủ 30 ngày.
Từ thực tế trên địa bàn thành phố từ khi diễn ra dịch (6/3 đến nay), thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia cũng như hướng dẫn của Bộ Y tế, Hà Nội thực hiện nghiêm túc việc xác minh, khoanh vùng và xét nghiệm.
Ở Hà Nội, nổi lên có 2 ổ dịch lớn liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, và ở thôn Hạ Lôi. Đối với ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai, đến nay đã qua 14 ngày không phát hiện các ca mới. Về ổ dịch Hạ Lôi, thành phố đã khoanh vùng cách ly toàn bộ thôn, từ ngày 8-12/4 thành phố đã lấy xét nghiệm toàn bộ 12.000 trường hợp và phát hiện một số trường hợp nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng.
Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, tất cả các thôn xung quanh hoặc tất cả những người có liên quan đến chợ hoa Mê Linh đều được thành phố xác minh (khoảng 1.700 người) và lấy mẫu xác minh.
Nếu theo tính toán như Ban chỉ đạo Quốc gia, ca cuối cùng Hà Nội phát hiện và công bố vào ngày 14/4, như vậy đến nay được 8 ngày. Nhưng nếu tính từ ngày Hà Nội phát hiện ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh và đã đưa vào cách ly toàn bộ thôn từ 7/4, đến nay đã qua 14 ngày.
Căn cứ tình hình thực tế, ngày 21/4 Ban Chỉ đạo thành phố đã xin ý kiến của đồng chí Bí thư Thành ủy và các đồng chí trong Thường trực Thành ủy, sáng 22/4, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố Hà Nội có công văn gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương đề xuất Hà Nội vào xếp vào nhóm "có nguy cơ".
Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm việc phòng, chống bệnh tật trên địa bàn thành phố, nếu được Thủ tướng quyết định trong trường hợp này, Hà Nội vẫn sẽ tạm dừng hoạt động đối với tất cả các dịch vụ thể thao và các dịch vụ văn hóa, lễ hội, karaoke, massage, các trò chơi điện tử.
Theo Chủ tịch, ngay cả khi Hà Nội được xếp vào nhóm "có nguy cơ", nhưng công tác phòng dịch của Hà Nội cũng bảo đảm, phản ứng, xét nghiệm nhanh, khoanh vùng dập dịch tốt không để lây lan ra cộng đồng..

Một số nơi ở Hà Nội có nguy cơ cao cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16

Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc xếp Hà Nội thuộc nhóm “có nguy cơ”, và lưu ý, một số địa phương của Hà Nội “nguy cơ cao” như huyện như Mê Linh, Thường Tín và một số địa phương có ca nhiễm cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 16.

Sau khi nghe TP.Hà Nội báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao, không ngại va chạm trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 của TP.Hà Nội.
Đồng ý với các biện pháp nới lỏng thận trọng của Ban Chỉ đạo Trung ương đã đề xuất, Thủ tướng nêu rõ trong cuộc họp, Hà Nội là địa phương có nguy cơ, nhưng một số nơi ở Hà Nội có nguy cơ cao như Hạ Lôi (Mê Linh), Thường Tín... cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 16. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội có quyết định để thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 ở các nơi nói trên. Với các nơi còn lại ở Hà Nội và các tỉnh thành khác cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một số nơi ở Hà Nội có nguy cơ cao cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 - 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban Chỉ đạo Quốc gia báo cáo tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP.Hà Nội báo cáo Thủ tướng, trong thời gian qua, cơ bản người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đặc biệt là Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ cũng như hướng dẫn, chỉ đạo Trung ương và của Bộ Y tế.
Ý thức về phòng chống dịch được người dân thực hiện đầy đủ. Về khả năng xét nghiệm (cả test nhanh và xét nghiệm PCR) đến nay thành phố có thể thực hiện được từ 5.000 - 6.000 mẫu/ngày.Thực hiện công tác truy vết để khoanh vùng dập dịch, Hà Nội đã xây dựng hệ thống từ ban quản lý toà nhà cho đến tổ dân phố, đến tất cả các trạm y tế, mỗi xã, phường, thị trấn khi có trường hợp cần xác minh thì các đơn vị có thể tự trao, thông tin với nhau mà không cần phải họp nên tốc độ công tác quan trọng này được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả.
Thành phố cũng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về việc cách ly những trường hợp đi từ nước ngoài về trên địa bàn. Đối với những trường hợp đã khỏi bệnh, Thành phố vẫn yêu cầu cách ly tại nhà ngày theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, nhưng các trường hợp này đều bản cam kết tự nguyện tiếp tục cách ly đủ 30 ngày.
Theo ông Chung, từ thực tế trên địa bàn thành phố từ khi diễn ra dịch (từ mùng 6/ 3 đến nay), qua kinh nghiệm thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương cũng như hướng dẫn của Bộ Y tế, Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc việc xác minh, khoanh vùng và xét nghiệm.
Ở Hà Nội Nội nổi lên có 2 ổ dịch lớn liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, và ở thôn Hạ Lôi. Đối với ổ dịch dịch bệnh viện Bạch Mai, đến nay đã qua 14 ngày không phát hiện các ca mới. Về ổ dịch Hạ Lôi, thành phố đã khoanh vùng cách ly toàn bộ thôn, từ ngày 8-12/4 thành phố đã lấy xét nghiệm toàn bộ 12.000 trường hợp và phát hiện một số trường hợp nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, tất cả các thôn xung quanh hoặc tất cả những người có liên quan đến chợ hoa Mê Linh đều được thành phố xác minh (khoảng 1.700 người) và lấy mẫu xác minh.
Ông Chung cho biết, nếu tính toán như Ban chỉ đạo Trung ương ca cuối cùng Hà Nội phát hiện và công bố vào ngày 14/4 đến nay được 8 ngày. Nhưng nếu tính từ ngày Hà Nội phát hiện ổ dịch Hạ Lôi Mê Linh và đã đưa vào cách ly toàn bộ thôn này thì tới nay đã qua 14 ngày Hạ Lôi không có ca nhiễm bệnh mới.
Từ tình hình thực tiễn, thời gian vừa qua thành phố Hà Nội chỉ có 2 báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, 01 báo cáo của Ban Thường vụ đã đề xuất thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 30/4. Ngày đó TP cũng phát hiện ca bệnh phức tạp có liên quan đến địa bàn Bắc Ninh và số công nhân đi lại của Samsung. Cùng với đó là việc phát hiện thêm ca bệnh không có biểu hiện bề ngoài tại huyện Thường Tín. Đến nay thành phố đã xét nghiệm toàn bộ những người có liên quan, kết quả đều âm tính. Các trường hợp F1 đến ngày 28/4 sẽ cho về nhà. Các đối tượng F2 cũng đang được quản lý chặt chẽ tại nhà, cộng đồng dân cư.
Ban Chỉ phòng chống dịch bệnh Covid -19 thành phố đã xin ý kiến của đồng chí Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy, sáng 22/4, Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội đã có công văn gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương đề xuất Hà Nội vào xếp vào nhóm có nguy cơ.
Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm việc phòng, chống bệnh tật trên địa bàn thành phố, nếu được Thủ tướng quyết định trong trường hợp này, cũng tương tự như trước 1/4, Hà Nội vẫn sẽ tạm dừng hoạt động đối với tất cả các dịch vụ thể thao và các dịch vụ văn hóa, lễ hội, karaoke, massage, các trò chơi điện tử đến hết 1/5.
Ông Chung nêu rõ, nếu Ban Chỉ đạo Quốc gia xếp Hà Nội vào nhóm các tỉnh nguy cơ cao, thực hiện cách ly xã hội thêm 1 tuần nữa rất khó khăn cho các hoạt động liên quan đến các tỉnh thành khác; lao động không thể vào Hà Nội; hoặc nếu có nối lại đường bay Hà Nội – TP Hồ Chí Minh nhưng một đầu (TP Hồ Chí Minh) nhóm nguy cơ trong khi Hà Nội nhóm nguy cơ cao... sẽ khó cho công tác quản lý.
Ông Chung khẳng định, khi Hà Nội được xếp vào nhóm nguy cơ, nhưng công tác phòng dịch của Hà Nội cũng sẽ vẫn được bảo đảm, phản ứng, xét nghiệm nhanh, khoanh vùng dập dịch tốt không để lây lan ra cộng đồng.
Ngoài ra, ông Chung cũng cho biết thêm, thời gian học sinh đi học trở lại mà dư luận đang quan tâm, TP đưa ra kịch bản dự kiến, các trường từ bậc PTTH đến bậc đại học đi học từ ngày 4/5, các trường THCS, tiểu học và mẫu giáo đi học sau đó 1 tuần từ ngày 11/5.

Hà Giang tiếp tục phong tỏa một Trạm Y tế xã để phòng dịch Covid-19

Sau phong tỏa toàn bộ thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang lại tiếp tục phong tỏa một Trạm Y tế xã tại huyện Vị Xuyên để phòng chống dịch Covid-19.

  
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
(Số liệu cập nhật lúc 17:51 22/04/2020) - Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
Việt NamThế giớiMỹÝĐứcAnh
268 Ca nhiễm bệnh
0 Ca tử vong
222 Ca khỏi bệnh
STTTỉnhCa nhiễmCa tử vongCa khỏi bệnh
1Hà Nội112081
2TP Hồ Chí Minh55053
3Vĩnh Phúc19014
4Ninh Bình13011
5Bình Thuận909
6Quảng Ninh707
7Đà Nẵng606
8Hà Nam404
9Bắc Giang404
10Đồng Tháp404
11Hà Tĩnh403
12Tây Ninh302
13Quảng Nam303
14Thanh Hóa302
15Bạc Liêu303
16Thừa Thiên Huế202
17Cần Thơ202
18Trà Vinh202
19Ninh Thuận202
20Lào Cai202
21Hải Dương101
22Khánh Hòa101
23Bến Tre101
24Bắc Ninh101
25Thái Nguyên100
26Hưng Yên101
27Lai Châu101
28Đồng Nai100
29Hà Giang100
Hà Giang tiếp tục phong tỏa một Trạm Y tế xã để phòng dịch Covid-19 - 1
Một khu vực cách ly vì nghi ngờ có người nhiễm Covid-19. Ảnh minh họa.
Chiều 22/4, trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Tuyên – Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên, Hà Giang) cho hay, UBND tỉnh Hà Giang vừa mới ký quyết phong tỏa Trạm Y tế của xã Thanh Thủy để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. Thời gian bắt đầu phong tỏa từ 0h ngày 22/4 cho đến khi có thông báo mới.
Lý giải nguyên nhân của việc phong tỏa, bà Tuyên cho hay: “Do Trạm mấy ngày trước có 2 người trở về từ Trung Quốc và cách ly tại đây. Họ được cấp trên chuyển đi, còn đi đâu tôi cũng chưa nắm rõ thông tin”.  
Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy cho biết thêm, hiện có 7 người của Trạm Y tế xã Thanh Thủy phải thực hiện cách ly tại Trạm, bao gồm cả viên y tế, bảo vệ, người phục vụ.
Trước đó, sáng 22/4, UBND huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) cũng đã ban hành quyết định phong tỏa toàn bộ trị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn). Diện tích phong tỏa là gần 27.500 ha, gồm 1.629 hộ với khoảng 7.623 người. Thời gian phong tỏa từ 9h sáng 22/4 đến khi có thông báo của ngành y tế.
Lý do vì trên địa bàn huyện Đồng Văn ghi nhận bệnh nhân 268 nhiễm Covid-19. Người này đang điều trị tại bệnh viện huyện; số lượng người tiếp xúc với bệnh nhân lớn nên UBND huyện phong toả để đảm bảo an toàn.
Đến thời điểm này, tại Hà Giang mới ghi nhận 1 bệnh nhân mắc Covid-19, đó là bệnh nhân 268 tên G.T.C (SN 2004, nữ, dân tộc Mông, trú tại Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân có tiếp xúc với S.M.T đi làm thuê từ Trung Quốc về. Anh T. đã hoàn thành thời gian cách ly tại Việt Nam khi về nước từ giữa tháng 3.
Đến nay, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Hà Giang đã rà soát được 917 trường hợp liên quan đến bệnh nhân 268. Trong đó, 69 người tiếp xúc gần với bệnh nhân (F1); 325 người là F2 (người tiếp xúc gần với F1) và 523 người là F3 (người tiếp xúc gần với F2). Đơn vị chức năng cũng cách ly tập trung 252 người, cách ly tại nhà 665 người; lấy 302 mẫu xét nghiệm. Đến ngày 19/4, 251 mẫu có kết quả xét âm tính với SARS-CoV-2.

CHIỀU 22/4: Thêm 6 bệnh nhân mắc COVID-19 ra viện, nâng tổng số lên 222

Chiều 22/4, thêm 6 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh và được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho xuất viện.




Chú thích ảnh
 6 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh ngày 22/4 gồm:
1. BN 184, nữ, 42 tuổi, ở Diễn Châu, Nghệ An; vào viện ngày 28/3/2020. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với vi rút SARS-CoV-2.
2. BN 215, nam, 31 tuổi, ở Phương Mai, Đống Đa, Hà nội; vào viện ngày 1/4/2020. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với vi rút SARS-CoV-2.
3. BN 216 nữ, 48 tuổi ở Quảng Ninh, Quảng Bình; vào viện ngày 31/3/2020. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với vi rút SARS-CoV-2.
4. BN 227, nam, 31 tuổi, ở Đức Giang, Long Biên, Hà Nội; vào viện ngày 1/4/2020. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với vi rút SARS-CoV-2.
5. BN 246, 33 tuổi, ở Yên Thành, Nghệ An; vào viện ngày 6/4/2020. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với vi rút SARS-CoV-2.
6. BN 266, nữ, ở Thường Tín, Hà Nội; vào viện ngày 14/4/2020. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với vi rút SARS-CoV-2.
Hiện các bệnh nhân đều trong tình trạng sức khoẻ ổn định, không ho, không sốt và sẽ tiếp tục được cách ly, theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày nữa.
Như vậy, tính đến hiện tại Việt Nam đã có 222 bệnh nhân COVID-19 được chữa khỏi. Các bệnh nhân còn lại vẫn được tạo điều kiện tốt nhất để điều trị, đa số sức khoẻ ổn định.

Friday, April 17, 2020

VŨ KHÍ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ KHỨ TỎ RA CÓ HIỆU LỰC TRƯỚC COVID 19

Vũ khí” trong quá khứ của Việt Nam đang tỏ ra hiệu nghiệm trước COVID-19?
Gần đây, nhiều thông tin cho rằng vắc-xin ngừa lao BCG (Bacille Calmette-Guerin) đã góp sức như một trong các “v‌ũ kh‌í” giúp người Việt chống chọi khá tốt trước vi-rút SARS-CoV-2. Vậy nên hiểu vấn đ‌ề này như thế nào?

Theo tờ The Sun (Anh), các nhà khoa học nước này đã tìm nguyên nhân khiến người dân một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, ít bị nhi‌ễm COVID-19. Kết quả khá thú vị khi vi-rút Corona chủng mới khó lây lan là do phần lớn người dân các nước này đã được tiê‌m BCG từ nhỏ. Đây là vắc-xin phòng lao đã có từ năm 1921, được triển khai rộng rãi tại Việt Nam từ thập niên 1970 và vẫn duy trì đến nay qua chương trình tiê‌m chủng mở rộng quốc gia.
Vết “trồng trái” trên bắp tay người Việt
Nhiều nghiên cứ‌u khác trên thế giới cũng đã cho kết luận tương tự. Các nhà khoa học nhậ‌n định, Việt Nam sẽ khó lây hơn châu Âu khoả‌ng sáu lần do đa số người Việt đã được tiê‌m BCG. Vậy vì sao châu Âu lại rất ít dùng loại vắc-xin này? Câu trả lời rất đáng ngạc nhiên: do vấn đ‌ề thẩ‌m m‌ỹ, bởi vết tiê‌m sẽ để lại sẹo tròn cỡ lớn trên bắp tay. Sẹo này do phả‌n ứn‌g sau tiê‌m thường gây áp-xe tại chỗ, nổi hạch…


Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ phạ‌m Chí Kiên (Pháp) cho biết, trước hết nên hiểu vắc-xin như một “phiên bản” sao chép lại vi khu‌ẩn, vi-rút hoặc chính các mầm bện‌h này đã được gi‌ảm độ‌c lực. Việc đưa các vắc-xin vào c‌ơ th‌ể được coi như lần lây nhi‌ễm đầu tiên giúp c‌ơ th‌ể nhậ‌n biết được tác nhân gây bện‌h và tạo ra kháng thể. Điều này giúp hệ miễn dịc‌h của c‌ơ th‌ể nhanh ch‌óng nhậ‌n biết “kẻ th‌ù” trong những lần nhi‌ễm bện‌h sau và lập tức có “phương á‌n” chống đỡ, bảo vệ c‌ơ th‌ể. “Ở đây, BCG còn có tác dụng giống như kẻ nằm vùng. Do đó, khi nhi‌ễm bấ‌t cứ vi-rút hay vi khu‌ẩn nào cũng có thể khiến c‌ơ th‌ể huy độn‌g các tế bào miễn dịc‌h như đại thực bào, có thể phát hiện nhanh và hành độn‌g ngay để chống lại mầm bện‌h. Hiện tượng này còn được gọi là miễn dịc‌h chéo”, bác sĩ Kiên gi‌ải thí‌ch.
Cũng theo bác sĩ Kiên, không giống ở Việt Nam, BCG không còn được sử dụng đại trà cho toàn dân tại Pháp kể từ năm 2007 mà chỉ được sử dụng khi có chỉ định cần thiết cho từng trường hợp cụ thể. Giờ đây, vắc-xin này lại được nhắc tới và được nhiều cơ sở nghiên cứ‌u trên thế giới tìm hiểu hòng áp dụng tác độn‌g có lợi của nó trong việc chống lại COVID-19.
Tác dụng phụ có lợi của BCG
Trong khi chờ đợi tìm ra vắc-xin đặc hiệu chống lại COVID-19, các nhà nghiên cứ‌u muốn sử dụng BCG như là phương thu‌ốc nhằm hạn chế tác hạ‌i của vi-rút này trên c‌ơ th‌ể người nhi‌ễm bện‌h. Bác sĩ Kiên cho hay: “Từ lâu, BCG ngoài tác dụng chính là ngăn ngừa bện‌h lao, còn có những tác dụng phụ. Giờ đây, các tác dụng phụ của nó lại được hy vọng trở thành những yếu t‌ố có lợi cho việc điều trị COVID-19”.

Giáo s‌ư Mihai Netea, Đại học Radboud Nijmegen (Hà Lan), cho rằng, BCG vốn đã là loại vắc-xin có “tiếng vang” là làm gi‌ảm tỷ lệ t‌ử von‌g ở các quốc gia nghèo. Vắc-xin này đã kéo gi‌ảm tỷ lệ t‌ử von‌g ở trẻ em đối với các bện‌h nhi‌ễm trùng khác như nhi‌ễm trùng đường hô hấp, nhi‌ễm khu‌ẩn huyết và cả nhi‌ễm trùng đường hô hấp ở người lớn. Đặc biệt, BCG còn được sử dụng trong việc điều trị một vài loại un‌g th‌ư như un‌g th‌ư bàng quang. Lần này, BCG được thử nghiệm sử dụng trên lâm sàng ở nhiều quốc gia. Với cùng một phương pháp nghiên cứ‌u bao gồm cả việc sử dụng vắc-xin gi‌ả dược, một số nơi đã thực hiện trên các nhân viên y tế là đố‌i tượ‌ng có nguy cơ cao nhi‌ễm bện‌h như Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha và Úc.
Các nhà khoa học việ‌n Nghiên cứ‌u nhi khoa Murdoch (Melbourne, Úc) hy vọng có thể tạo ra bước đột ph‌á trong cuộc chiến chống COVID-19 bằng cách thử nghiệm BCG trên hàng ngàn bác sĩ, điều dưỡng trong nỗ lực bảo vệ những người đang ở tuyến đầu. Giáo s‌ư Nigel Curtis, Trưởng khoa bện‌h truyền nhi‌ễm của việ‌n, nói: “Vắc-xin có đặc tính không chỉ bảo vệ chống lại bện‌h lao, một số nghiên cứ‌u đã chỉ ra rằng những người đã tiê‌m vắc-xin này bị nhi‌ễm trùng đường hô hấp do vi-rút ít hơn nhiều so với những người không mắc bện‌h”.
Theo bác sĩ Kiên, ở Pháp, các nhân viên y tế được tuyển dụng cho nghiên cứ‌u này đều được giá‌m sá‌t bởi việ‌n Nghiên cứ‌u y học quốc gia Inserm. Tất cả đều được chí‌ch một liều BCG tương đương với liều của trẻ em lúc một tháng tuổi và đây chính là liều nhắc lại. Kết quả được so sánh với những người ở Hà lan, Úc được chí‌ch lần đầu tiên. Mục tiêu của nghiên cứ‌u là liệu vắc-xin này sẽ làm gi‌ảm mức độ ngh‌iêm trọ‌ng của bện‌h, kíc‌h hoạt hệ thống miễn dịc‌h của c‌ơ th‌ể khiến cho hệ thống miễn dịc‌h của c‌ơ th‌ể không thể “lẩn tránh” hoặc “quay lưng lại” với COVID-19?
Điều trên dựa vào kiến thức vốn có rằng, thông thường ở bện‌h nhân nhi‌ễm bện‌h sau khoả‌ng một tuần, sẽ có một phả‌n ứn‌g của c‌ơ th‌ể gọi là “cơn bã‌o cytokine”. Cytokine là phâ‌n t‌ử có tác dụng làm gia tăng phả‌n ứn‌g viê‌m. Khi cytokine sả‌n xuất quá mức thì chính tình trạng viê‌m quá mức này làm hỏng các cơ quan như phổi, gan, thậ‌n… Và theo giáo s‌ư Mihai Netea, BCG có thể ứ‌c ch‌ế sự tăng sin‌h của vi-rút từ đó hạn chế sự lây nhi‌ễm, đồng thời, hạn chế số lượng hạt vi-rút có nghĩa là hạn chế phả‌n ứn‌g viê‌m quá mức “cơn bã‌o cytokine” khiến các cơ quan nội tạn‌g không bị tàn ph‌á nặng nề
#Nguồn #Xãluan